Lưu ý cách kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Lĩnh vực sản xuất tạo ra sản phẩm/ hàng hóa đưa ra thị trường. Doanh nghiệp cần thực hiện tính giá để ước lượng các chi phí phù hợp nhất, tạo ra mức giá cạnh tranh với các đối thủ. Kế toán sản xuất sẽ là người tính giá sản phẩm cần nắm rõ nghiệp vụ và có công cụ hỗ trợ đắc lực.
Sử dụng phần mềm kế toán dùng cho nhiều doanh nghiệp sẽ giúp kế toán viên dễ dàng tính giá sản phẩm. Tuy nhiên, cần tuân thủ những điểm quan trọng dưới đây để xác định mức giá sản phẩm chính xác nhất cho doanh nghiệp. Chia sẻ dưới đây sẽ hữu ích cho kế toán viên trong quá trình tính giá sản phẩm.
Hiểu về sự khác biệt của chi phí sản xuất và giá sản phẩm
Doanh nghiệp sản xuất với quá trình sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường cần thực hiện định giá chính xác các khâu. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 thông số quan trọng cần được phân biệt trước khi thực hiện tính giá sản phẩm. Sự khác biệt cơ bản của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm:
- Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ tạo ra sản phẩm. Đồng thời, chi phí sản xuất là một cơ sở để tính giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất có thể tính theo đặc trưng tại thời điểm nhất định.
- Giá thành sản phẩm gắn liền với thời hạn hoàn thành sản phẩm. Sản phẩm sẽ không được tính giá khi chưa hoàn thành. Nhiều chi phí phát sinh ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Đồng thời, giá thành sản phẩm sẽ cao hơn so với chi phí sản xuất.
Công thức chung:
Giá thành sản phẩm = chi phí dở dang đầu kỳ + chi phí sản xuất phát sinh – chi phí dở dang cuối kỳ.
Nhiệm vụ của kế toán sản xuất trong doanh nghiệp
Kế toán sản xuất là công việc quan trọng để tính giá thành sản phẩm, tính chi phí sản xuất của doanh nghiệp… từ đó đánh giá hiệu quả công nghệ, chiến lược sản xuất đang áp dụng. Vai trò của kế toán sản xuất sẽ góp phần quản lý và điều tiết được sử dụng vật tư, nhiên liệu trong quá trình tạo ra sản phẩm không vượt mức cho phép.
Yêu cầu công việc của kế toán sản xuất trong tính gian giá sản phẩm:
- Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: nguyên vật liệu, nhân viên công xưởng, dụng cụ, khấu hao thiết bị, chi phí ngoài… đối tượng tính giá phù hợp với đặc thù ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp.
- Hạch toán sản xuất các khoản liên quan đến: chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, có phù hợp với phương pháp kế toán tồn kho không. Đảm bảo số liệu trùng khớp, hiệu quả.
- Cân đối các sản phẩm dở dang trong kỳ, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm chính xác.
Kế toán viên cần nắm rõ đặc trưng lĩnh vực ngành nghề để thực hiện chính xác các nghiệp vụ kế toán cho doanh nghiệp. Sản xuất phục thuộc vào nhiều yếu tố giá thành nguyên vật liệu, chi phí sản xuất, chi phí nhân lực… để tính giá sản phẩm chính xác.
Sử dụng công cụ với các tính năng hữu ích giúp kế toán viên dễ dàng xác định giá sản phẩm sau sản xuất hiệu quả. Tham khảo phần mềm tại https://sme.misa.vn/64079/phan-mem-ke-toan-misa-dap-ung-yeu-cau-lam-viec-cua-nhieu-cong-ty/ để có lựa chọn giải pháp tính giá sản phẩm/ hàng hóa hiệu quả.