Hiệu quả điều trị với cao đinh lăng các loại
Đinh lăng là thảo dược quen thuộc, gần gũi với người Việt. Các sản phẩm từ thân, lá, củ, rễ đều được tận dụng là nguyên liệu để cải thiện sức khỏe, chăm sóc não bộ. Rễ và củ được coi là nhân sâm có giá trị dược tính cao trong điều trị bệnh lý thông thường, đồng thời được dùng để bào chế thuốc.
Cao được chắt lọc, thu được từ cách nấu cao đinh lăng cơ bản, tạo ra nhiều loại khác nhau phục vụ mục đích sử dụng riêng. Cùng tìm hiểu về dược liệu liệu cao đinh lăng, giá trị điều trị bệnh và các yêu cầu khi nấu cao quan trọng.
Giá trị dược liệu của cao đinh lăng
Cao đinh lăng là nguyên liệu được bào chế từ thành phần rễ và củ của cây đinh lăng. Từ xưa, đinh lăng được dùng nhiều làm thuốc, bài thuốc nam, làm gia vị… Tuy nhiên, không được dùng nhiều để bào chế thuốc do thành phần có nhiều tạp chất, chưa được xử lý khó để pha trộn.
Cao đinh lăng được dùng để bào chế thuốc ngày càng nhiều hơn, khi công nghệ y sinh phát triển, nghiên cứu được giá trị dược liệu của loại thảo được này và quy trình nấu cao dược liệu phát triển.
Thành phần cao đinh lăng được đánh giá cao về dược tính: Saponin có tác dụng như nhân sâm, 13 acid amin thiết yếu và không thể thay thế cho cơ thể người, vitamin B1 cùng nhiều vitamin khác… Với những thành phần có giá trị dược tính cao, cao đinh lăng thành phẩm được sử dụng nhiều để:
- Hoạt chất Alcaloid, saponin – Thành phần chống oxy hóa mạnh, có tác dụng giảm viêm, giảm viêm lợi, đau nhức xương khớp, giúp làm lành vết thương nhanh chóng.
- Hoạt chất Alcaloid, saponin, tanin, glucozit và hợp chất K có tác dụng bổ não, tăng cường trí nhớ, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm các triệu chứng suy giảm trí nhớ…
- Sử dụng cao đinh lăng với acid amin thiết yếu, vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giảm các vấn đề về ho sốt, tác động của vi khuẩn từ môi trường.
- Cao đinh lăng sử dụng pha với nước ấm có lợi cho bà bầu bị tắc tia sữa, căng sữa quá mức…
Các loại cao đinh lăng thu được sau quá trình nấu
Giá trị dược tính của cao đinh lăng cao. Bởi các hoạt chất có lợi chắt lọc, tinh chế, loại bỏ tạp chất, bã từ rễ củ… Giúp cơ thể dễ hấp thu, tăng cường khả năng điều trị. Nấu cao đinh lăng không quá phức tạp với các bước đơn giản – nấu nước- cô đặc và thêm phụ gia.
Tùy theo cách nấu và cách điều chỉnh nhiệt độ, thời gian mà cao đinh lăng thu được ở các trạng thái khác nhau. Hiện nay, có 3 loại cao đinh lăng thành phẩm chính:
- Cao lỏng – với hàm lượng dung môi chiếm khoảng 50%, cao dạng lỏng, sánh với mùi đinh lăng đặc trưng.
- Cao đặc – với hàm lượng dung môi dưới 15%, cao đặc quánh và có màu nâu sẫm hơn.
- Cao bột – với hàm lượng dung môi dưới 5%, cao khô dễ hấp thu nước.
Các loại cao được sử dụng để bào chế thuốc đông được. Do vậy, chất lượng cao cần được kiểm soát nghiêm ngặt về thành phần nguyên liệu đầu vào, các hoạt chất trong thành phẩm và các yếu tố gây hại.
Cao đinh lăng được tổng hợp từ rễ và củ đã được tuyển chọn. Nguyên liệu sạch, an toàn, với hàm lượng hoạt chất cao sẽ quyết định nhiều đến chất lượng cao đinh lăng thành phẩm. Việc do vậy, lựa chọn nhà cung cấp nguyên liệu dược uy tín, đạt chuẩn để sản xuất thuốc là vấn đề quan trọng. Cùng với đó là lựa chọn đơn vị có năng lực nấu cao đinh lăng chuẩn GMP. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu về giá trị dược liệu của cao đinh lăng và chọn đơn vị nấu cao hiệu quả, tối ưu.